Doanh nghiệp của bạn chuyên về sản xuất máy móc hay lắp ráp các linh kiện kim loại: Vậy bạn làm cách nào để nhận diện hay kiểm soát những thiết bị đó? Tem nhãn có vẻ hiệu quả và tiết kiệm, tuy nhiên không phải lúc nào cũng sử dụng được. Lúc này, chúng ta cần quan tâm tới một công nghệ khác: In lên kim loại.

Lợi nhuận của công ty phụ thuộc rất lớn vào việc chọn đúng thiết bị phù hợp với công việc sản xuất và áp dụng những phương pháp hợp lý. Điều này đúng với mọi ngành công nghiệp, và tất nhiên cả với việc in thông số lên sản phẩm kim loại.

Có rất nhiều kỹ thuật được ứng dụng trong ngành này, và số lượng thiết bị thì còn nhiều hơn thế. Việc chọn lựa đúng thiết bị hẳn sẽ rất khó khăn nếu như bạn chưa hiểu rõ mình cần thứ gì. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn những phương pháp in lên kim loại phổ biến nhất.

In lên kim loại

Hiểu nhu cầu sản xuất của công ty

Trước khi bắt đầu phân tích các phương pháp in, chúng ta phải hiểu được yêu cầu của ngành hàng bạn đang sản xuất. Bạn có thể trả lời một số câu hỏi dưới đây để tìm ra câu trả lời đúng.

  • Độ linh hoạt: Bạn có cần một thiết bị linh hoạt và có thể di chuyển dễ dàng và liên tục hay không?
  • Chất liệu: Bạn chỉ in lên kim loại hay còn chất liệu nào khác?
  • Chi phí: Ngân sách bạn có thể đầu tư mua thiết bị
  • Tính năng: Bạn cần khắc hay in chữ, hay cả hai?
  • Chất lượng: Bạn có thật sự cần bản in có độ phân giải cao hay không?
  • Tốc độ: Bạn cần sản phẩm in với tốc độ nhanh không?

Các phương pháp in lên kim loại

In điện hóa

In điện hóa lên kim loại
In điện hóa sử dụng con dấu có nối với điện cực

In điện hóa sử dụng điện và các chất điện giải, vì thế phương pháp này chỉ phù hợp với những bề mặt kim loại dẫn điện. Tuy nhiên, những vật liệu dẫn điện lại rất phổ biến trong công nghiệp và vì thế in điện hóa theo đó cũng phổ biến. Có thể kể tên một số vật liệu như: thép không gỉ, nhôm, đồng, kẽm hay Titan…

Các thiết bị in điện hóa có mức giá phải chăng và phí bảo hành cũng không quá lớn. Có kích thước không quá cồng kềnh, chúng có độ linh hoạt cao và bản in tồn tại vĩnh viễn. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn khá thủ công và không phù hợp với dây chuyền sản xuất lớn, được điều khiển bởi máy tính.

In Laser

In Laser lên kim loại

In Laser là phương pháp tiết kiệm, phù hợp với sản xuất hàng loạt vì thiết bị thường được đặt một chỗ và tự vận hành. Phương pháp này còn có thể sử dụng trên nhiều vật liệu như kim loại hay nhựa.

Bênh cạnh những ưu điểm ở trên, in Laser cũng có những nhược điểm. Để đảm bảo chất lượng bản in đầu ra ổn định và đẹp, doanh nghiệp sẽ phải tốn nhiều chi phí đầu tư thiết bị cao cấp. Vì vậy, in Laser không dành cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, với nhu cầu không quá lớn.

In đột lỗ

In lên kim loại

In đột lỗ khác với những phương pháp ở trên, do cần tác động lực mạnh lên bề mặt kim loại. Trên thực tế, đột lỗ gần với khắc chữ hơn là in.

Qua tên gọi, hẳn mọi người đều đã hiểu rằng phương pháp này sẽ ấn những chấm nhỏ trên bề mặt kim loại để tạo ra chữ và số. Phương pháp này chỉ sử dụng trên những kim loại có bề mặt dày, để không làm hỏng sản phẩm trong quá trình in thông tin.

In phun

Máy in phun cầm tay với độ linh hoạt cao

In phun sẽ cho ra một sản phẩm tồn tại gần như vĩnh viễn trên bề mặt kim loại (hoặc nhiều bề mặt khác). Máy hoạt động bằng cách bắn những hạt mực nhỏ li ti có tĩnh điện lên bề mặt kim loại, mực sẽ bám dính lên đó và cho ra bản in.

Máy in phun có độ linh hoạt cao, tiện dụng và ứng dụng trên nhiều bề mặt. Tuy nhiên, do không tác dụng lên chất liệu bề mặt kim loại, do đó bản in sẽ không thể tồn tại vĩnh viễn. Nếu chọn máy in chất lượng kém, bản in có thể dễ dàng bị mờ sau một thời gian.

Chúng ta cũng có những phiên bản cầm tay của máy in đột lỗ hay in phun. Những thiết bị này sẽ giảm chất lượng in một chút, bù lại tăng độ linh hoạt và tiện dụng. In điện hóa là phương pháp duy nhất vốn được thiết kế dành cho các hoạt động in cần độ linh hoạt cao.

Nhu cầu in của doanh nghiệp như thế nào?

Bạn chỉ cần in trên kim loại?

In Laser và in phun có thể sử dụng để in lên kim loại và nhựa, trong khi hai phương pháp còn lại chỉ sử dụng trên bề mặt kim loại.

Ngân sách bạn có thể đầu tư vào thiết bị in?

Trên tất cả, thiết bị in điện hóa có mức đầu tư ban đầu thấp nhất, và in Laser có mức đầu tư cao nhất. In đột lỗ và in phun thì nằm ở khoảng giữa.

Bạn cần in chữ hay khắc chữ, hay cả hai?

In điện hóa và in Laser có khả năng thực hiện cả hai tác vụ trên. In phun chỉ có khả năng in chữ còn in đột lỗ thì chỉ có khả năng khắc lên bề mặt. Bạn cần quan tâm điều này khi xem xét bề mặt in có nên có rãnh khắc hay không.

Bạn có thực sự cần bản in với độ phân giải cao?

Hai phương pháp in cho độ phân giải cao và độ bền cao là in Laser và in điện hóa. In phun cho độ phân giải tốt, nhưng độ bền không bằng hai phương pháp trên. Ngược lại, in đột lỗ thì không cho độ phân giải cao nhưng độ bền lại tốt.

Bạn có cần in nhanh không?

Ngoại trừ in đột lỗ thì những phương pháp còn lại đều khá nhanh, đặc biệt là in Laser và in phun.

Ngôn Ngữ