Công nghệ làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, giúp thay đổi hoàn toàn cuộc sống. Ví dụ, với công nghệ mã vạch, chúng ta có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc mua sắm hàng hóa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu cách đầu đọc mã vạch hoạt động ra sao.

Để xử lý các vấn đề như lỗi sai từ con người, các thao tác tốn thời gian, mã vạch chính là phương pháp đơn giản và tiết kiệm nhất. Mã vạch giúp việc nhập liệu nhanh chóng hơn, chính xác hơn và từ đó giúp tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp.

Máy đọc mã vạch hoạt động như thế nào?

Máy đọc mã vạch được tích hợp công nghệ giúp đọc các loại mã vạch đen và trắng trên sản phẩm, hàng hóa. Thông tin sẽ được nhập trực tiếp vào máy tính hoặc phần mềm tính tiền một cách nhanh chóng, và từ đó ta có thể nhận diện được sản phẩm trong cơ sở dữ liệu.

Mã vạch có 2 loại 1D và 2D, trong đó mã vạch 2D như mã QR đang dần phổ biến hơn, nhờ vào các ưu điểm vượt trội.

Đặc điểm của mã vạch 1D

  • Thường dùng trên các hàng hóa tại siêu thị
  • Thông tin sẽ được trình bày theo chiều ngang, từ trái qua phải
  • Giới hạn trong khoảng 20-25 ký tự
  • Chỉ có thể mã hóa các thông tin đơn giản

Trong khi đó, mã vạch 2D làm được những việc sau

  • Thông tin được trình bày theo cả hàng dọc và hàng ngang, giúp mã vạch chưa được nhiều thông tin hơn trên cùng một diện tích
  • Có thể lưu trữ tới 2,000 ký tự
  • Mã vạch 2D cần một thiết bị phân tích hình ảnh để đọc

Quá trình đọc mã vạch

  1. Đầu tiên, đầu đọc sẽ chiếu tia laser hay LED vào mã vạch.
  2. Ánh sáng được chiếu tới mã vạch sẽ phản chiếu ngược lại, đi vào bộ phận cảm biến ánh sáng. Trong đó, vùng trắng sẽ phản chiếu ánh sáng nhiều hơn, còn vùng đen sẽ phản chiếu ít hơn.
  3. Bộ phận cảm biến lúc đó sẽ chia thành nhiều vùng tắt và bật, tùy theo màu đen và trắng trên mã vạch.
  4. Đầu đọc mã vạch sẽ chuyển các tín hiệu tắt và bật đó thành mã nhị phân gồm hai chữ số 0 và 1.
  5. Máy tính sẽ phân tích mã nhị phân và cho ra kết quả tương ứng với nội dung.

Vị trí phổ biến nhất của máy đọc mã vạch chính là quầy tính tiền ở siêu thị. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì mã vạch còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống.

3 lĩnh vực mã vạch có thể hỗ trợ cuộc sống

1. Chăm sóc sức khỏe

Nhiều người không nhận ra rằng mã vạch 2D được sử dụng rất nhiều trong ngành y tế. Trên thực tế, FDA đã yêu cầu tất cả các hãng dược phải dán mã vạch lên trên sản phẩm của họ.

Hàng năm, có tới hàng chục người thiệt mạng vì sai sót liên quan tới y tế và thuốc men. Ví dụ như vận chuyển sai thuốc, phân sai liều lượng hoặc sai thời gian. Tất cả các vấn đề đó có thể được xử lý bằng công nghệ mã vạch 2D.

Mã vạch không chỉ được sử dụng để nhận diện bệnh nhân, mà còn để quản lý các tài sản vật lý. Từ đó, các nhân viên y tế có thể dễ dàng hơn trong việc quản lý đơn thuốc, quản lý trang thiết bị được sử dụng trên bệnh nhân.

2. Trường học

Càng ngày công nghệ càng phát triển, và mã vạch càng có nhiều ứng dụng mới. Hiện tại, trường học cũng là nơi được áp dụng mã vạch một cách phổ biến.

Tại các cơ sở giáo dục, việc đầu tư trang thiết bị dạy học là điều bắt buộc. Cùng với việc đầu tư, việc quản lý các thiết bị đó cũng trở nên cấp thiết. Với hệ thống mã vạch cùng cơ sở dữ liệu, việc kiểm soát và kiểm kê trang thiết bị sẽ trở nên dễ dàng hơn, tránh các lỗi sai từ con người.

3. Các doanh nghiệp hiện đại

Máy đọc mã vạch cũng đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử. Các công ty như Amazon sẽ không thể thành công nếu thiếu đi công nghệ mã vạch. Mã vạch giúp tăng năng suất lao động một cách đáng kể, nhân viên sẽ không phải viết mã vận đơn bằng tay và nhập thủ công lên trên hệ thống.

VỚi mã vạch, chủ doanh nghiệp có thể giảm được thời gian huấn luận nhân viên mới, loại bỏ sai số từ con người. Đặc biệt, với những việ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, máy móc luôn có khả năng làm đúng và chính xác hơn hẳn so với con người.

Ngôn Ngữ