Ngày nay, mã vạch xuất hiện trên mọi sản phẩm, từ bao bì đồ ăn trong siêu thị cho tới những kiện hàng tại các xưởng sản xuất công nghiệp. Điều này cũng rất dễ hiểu, vì mà vạch là một công cụ cực kỳ hữu dụng trong nhận diện hàng hóa một cách tự động.

Việc quét mã vạch với máy quét sẽ nhanh hơn nhiều so với nhập thông tin sản phẩm thủ công. Không chỉ vậy, chúng ta còn tránh được những sai số về con người. Về việc xử lý các tác vụ lặp đi lặp lại, hẳn nhiên máy móc có độ chính xác cao hơn con người rất nhiều.

Tuy nhiên, mã vạch không chỉ có một loại duy nhất. Chúng ta có nhiều tiêu chuẩn, với nhiều thiết kế đa dạng như QR hay EAN. Ngày hôm nay, Inkjet.com.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu về mã vạch Data Matrix

Sự khác biệt giữa Data matrix, mã QR và mã vạch thông thường

Có rất nhiều loại mã vạch khác nhau, và chúng có thể được chia thành hai loại chính

  • Mã vạch 1D: Thông tin chỉ được lưu trữ theo một chiều duy nhất
  • Mã vạch 2D: Thông tin được trải dài theo cả chiều ngang và chiều dọc

Mã vạch 1D như EAN được tạo thành từ những đường thẳng có độ dày khác biệt, được cách ra bởi những khoảng trắng. Ngược lại, mã vạch 3D thường được thiết kế dạng hình vuông, được tạo thành từ những chấm đen và trắng.

Mã vạch 1D – Mã EAN

Với trường hợp của Data Matrix, định dạng này có thể lưu trữ tới 1556 byte dữ liệu, hoặc 3116 ký tự. Data Matrix sẽ có hai cạnh chung góc được thiết kế liền không có khoảng trắng. Phần này giúp đầu đọc mã vạch có thể nhận diện và xoay mã Data Matrix sao cho phù hợp.

Mã QR cũng có thiết kế hình vuông tương tự Data Matrix, nhưng khác biệt ở các vị trí định danh.

Mã Data Matrix

Ưu điểm của Data Matrix

Ưu điểm đặc biệt của Data Matrix là gì? Liệu Data Matrix có tốt hơn so với mã vạch truyền thống? Chúng ta sẽ cùng phân tích kỹ hơn ở phần dưới đây:

  • Data Matrix có thể lưu được nhiều dữ liệu hơn trên cùng một diện tích bề mặt, tốn ít diện tích bề mặt hơn.
  • Vẫn có thể đọc được nếu có một số điểm bị in lỗi hoặc bị mờ, nhờ việc phân tích các điểm xung quanh
  • Không cần độ tương phản quá cao để có thể đọc ổn định
  • Có thể đọc theo mọi hướng

Data Matrix có thể mã hóa một lượng lớn ký tự vào một diện tích bề mặt nhỏ chỉ vài milimet. Vì vậy, loại mã vạch này phù hợp để in trên các vật có kích thước rất nhỏ hoặc in trên các vật có thiết kế không đủ độ dài in mã vạch. Với kích thước nhỏ hơn so với mã vạch thông thường, mã Data Matrix cũng sẽ giúp tiết kiệm chi phí in ấn trên bao bì hoặc nhãn dán.

Kích thước của mã Data Matrix chỉ bị phụ thuộc vào khả năng in của máy in. Ví dụ, máy in cầm tay như EBS-260 sẽ có phân giải thấp hơn máy in TX1 được thiết kế để in trên băng chuyền.

Bên cạnh các điểm mạnh ở trên, Data Matrix còn có cơ chế tự động sửa lỗi sai khi đọc. Loại mã này vẫn có thể được đọc một cách bình thường cho dù bề mặt in đã bị mờ hoặc xước tới 30%.

Data Matrix cũng có khả năng đọc rất dễ dàng. Với tiêu chuẩn này, bạn chỉ cần độ tương phản khoảng 20% để có thể đọc được. Ngược lại, mã vạch 1D như EAN cần phải có độ tương phản lên tới 80% để đọc ổn định. Điều này giúp cho người thiết kế tự do hơn trong việc sử dụng màu sắc – điều mà không thể thực hiện với mã vạch 1D.

Để đọc mã Data Matrix, thường người ta sẽ sử dụng thiết bị đọc kèm Camera. Thiết bị này sẽ thu lại hình ảnh mã theo không gian 2 chiều và không quan tâm tới hướng xoay của mã vạch. Do đó, người quét mã sẽ tiết kiệm được thời gian khi quét mã Data Matrix.

Nhược điểm của Data Matrix

Các máy đọc mã vạch thông thường chỉ được thiết kế để đọc mã vạch 1D, do đó sẽ không thể đọc mã Data Matrix. Do đó, doanh nghiệp phải đầu tư loại máy đắt tiền hơn để có thể đọc mã này.

Tuy nhiên, đây không hẳn là một nhược điểm, do thiết bị đọc được mã Data Matrix thì sẽ đọc được mã vạch 1D.

Ngôn Ngữ