Coding & Marking là gì? Ở Việt Nam, mọi người thường chỉ tiếp xúc với một phần của lĩnh vực Coding & Marking, đó là in Ngày sản xuất hay Hạn sử dụng. Trên thực tế, Coding & Marking còn rộng hơn thế nhiều và ảnh hưởng lớn tới việc kiểm soát hàng hóa và quản lý hoạt động doanh nghiệp.

Coding & Marking là gì?

Về cơ bản, Coding & Marking chỉ việc in thông tin và dữ liệu lên các bề mặt khác biệt. Thông tin này có rất nhiều loại: Từ Ngày sản xuất/Hạn sử dụng cho tới Mã hàng, Số Serial sản phẩm, Mã lô hàng, Ngày xuất kho…

Coding & Marking là gì?

Mục đích sử dụng của Coding & Marking cũng rất đa dạng, hỗ trợ cả nhà sản xuất, nhà phân phối và cả người dùng:

  • Với nhà sản xuất: giúp kiểm soát kho hàng, nắm được luồng di chuyển của hàng hóa, quản lý chất lượng sản phẩm, bảo vệ uy tín doanh nghiệp, tránh hàng giả, hàng nhái, đảm bảo tiêu chuẩn để phát triển thị trường.
  • Với nhà phân phối: nắm được thông tin sản phẩm, dễ dàng phản hồi với nhà sản xuất nếu có sản phẩm lỗi hoặc có vấn đề phát sinh.
  • Với khách hàng: nắm thông tin sản phẩm, nhà sản xuất, phát hiện hàng giả, hàng nhái.

Bây giờ bạn đã hiểu Coding & Marking là gì, vậy lĩnh vực này được thực hiện bằng những phương pháp nào?

Lĩnh vực Coding & Marking thường được sử dụng rộng rãi nhất dưới dạng tem nhãn, với thông tin được in trực tiếp lên tem giấy. Tuy nhiên, với một số mặt hàng đặc thù thì tem nhãn sẽ không được sử dụng. Thay vào đó, doanh nghiệp phải in trực tiếp lên các chất liệu khác nhau như kim loại, nhựa… và cần dùng những thiết bị chuyên dụng.

Coding & Marking trên bê tông
Với những vật liệu đặc biệt như bê tông, chúng ta cần thiết bị chuyên dụng

Có một số công nghệ in thường được sử dụng như sau:

  • In phun: Những hạt mực nhỏ li ti được nhiễm từ và phun trực tiếp lên bề mặt để tạo ra ký tự hay hình ảnh.
  • In truyền nhiệt: In bằng cách sử dụng nhiệt và truyền thông tin, hình ảnh từ ruy băng lên trực tiếp bề mặt sản phẩm.
  • In Laser: Dùng tia sáng để thay đổi bề mặt cần in, tạo nên thông tin mong muốn
Ngôn Ngữ